Chó bị hóc xương cần phải xử lý như thế nào để khiến chú chó của bạn không bị tổn thương nghiêm trọng? Trong số các món ăn thì xương là món khoái khẩu của loài chó. Tuy nhiên, do bản tính háu ăn, bất cẩn mà rất nhiều chú chó bị hóc xương nguy hiểm. Đây là tình trạng phổ biến thường gặp phải khi bạn nuôi chó. Dịch vụ thú y Nam An Pleiku Gia Lai xin giới thiệu bài viết dưới đây Chó bị hóc xương trị như thế nào?
Chó bị hóc xương biểu hiện như thế nào?
Nhiều chủ nuôi chưa có kinh nghiệm nên không nhận biết được chú chó của mình đang bị hóc xương. Kết quả là không tiến hành chữa hóc xương kịp thời, khiến cho hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Hầu hết những chú chó khi thấy món mình yêu thích thường ăn rất nhanh và không nhai kỹ. Chính vì điều này, rất dễ gây đến nghẹn và hóc – nhất là khi đang ăn xương. Khi cún bị hóc xương thường có những biểu hiện dưới đây:
- Chó bị ho khạc liên tục, nôn liên tục để đẩy phần xương bị hóc khỏi cổ họng ra.
- Khi cún nôn sẽ kèm theo rất nhiều nước dãi chảy ra, kèm theo đó là lượng thức ăn chúng vừa ăn vào.
- Miệng của chó luôn mở để dễ dàng khạc xương ra ngoài.
- Nếu như phần xương đó không ra ngoài trong thời gian dài, chó sẽ bỏ ăn hoặc ăn ít đi (phần xương ở lại trong họng sẽ gây khó chịu hoặc đau họng cho cún).
- Vì xương nằm ở trong họng sẽ gây đau đớn cho chó, điều này sẽ khiến chúng mệt mỏi, ủ rũ và nằm một chỗ
Phân biệt chó hóc xương và chó bị ho khạc
Khi chó bị hóc xương thường có những biểu hiện ho khạc, điều này khiến nhiều người lầm tưởng chú chó đang bị nhiễm cúm hoặc các bệnh liên quan khác.
Tuy nhiên, nếu như trước lúc cún bị ho khạc mà bạn cho ăn xương không xuất hiện tình trạng ho khạc thì chắc chắn cún bị hóc xương.
Nếu như xuất hiện ho khạc mà trước đó vài ngày cún không ăn xương, điều này nghĩa là cún của bạn đang bị cảm cúm hoặc dấu hiệu liên quan đến bệnh care chó.
Những việc cần làm ngay khi chó bị hóc xương
Khi bị hóc xương, chó con rất dễ mất bình tĩnh và chắc hẳn bạn cũng rất lo lắng khi bé cún nhà mình bị như vậy. Nhưng bạn cần phải bình tĩnh để giải quyết vấn đề bằng những cách sau đây:
- Tại thời điểm chó con bị hóc xương, bạn không được cho chó ăn thêm đồ ăn nào. Bạn cần phải thật bình tĩnh để đưa ra hướng giải quyết kịp thời. Tâm lý chính là yếu tố tiên quyết trong việc điều trị.
- Bạn nên vuốt ve và trấn an chú cún của mình bởi hóc xương sẽ khiến chúng rất khó chịu. Việc vỗ về cún sẽ giúp chúng giảm thiểu được sự lo lắng và chịu hợp tác hơn khi bạn tìm cách đưa mẫu xương ra ngoài.
- Không dùng tay trần khi móc xương. Khi móc xương phải thật nhẹ nhàng đề tránh làm tổn thương cổ họng của chúng. Nếu chắc tay hãy làm còn không hãy để người có chuyên môn, bác sĩ thú y thực hiện.
- Tuyệt đối không để chó chạy nhảy trong lúc bị hóc xương bởi điều đó có thể khiến tình trạng hóc xương của chó trở nên nặng hơn.
Cách chữa trị cho thú cưng bị hóc xương
Phương pháp thủ công
Dùng tay lấy dị vật: phương pháp này người chủ dùng bao tay y tế, trực tiếp lấy xương mắc ở cổ họng của cún. Phương pháp này thường phải có 2 – 3 người cùng thực hiện. Sử dụng biện pháp này sẽ có hiệu quả nhanh. Nhưng lại gây hoảng sợ và dễ gây trầy xước – nhiễm trùng vùng họng của chú cún.
Một tay dùng để mở miệng chó, tay còn lại sẽ thao tác gắp xương một cách từ từ. Lưu ý rằng các động tác bạn phải thực hiện rất nhẹ nhàng. Tuyệt đối không được sử dụng tay trần để lấy xương trong họng chó ra. Sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn ở tay bạn xâm nhập vào bên trong cơ thể chú chó.
Phương pháp dân gian
Ngậm vỏ cam
Đây là phương pháp dân gian từ xa xưa được mọi người truyền tai nhau. Chữa chó bị hóc xương bằng cách ngậm vỏ cam rất hiệu quả và được nhiều người áp dụng.
Theo một vài nghiên cứu đã chỉ ra, trong vỏ cam tồn tại Vitamin C làm tiêu mềm xương nhỏ. Vì vậy, trong trường hợp chó của bạn bị hóc xương cá nhỏ thì có thể sử dụng vỏ cam.
Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần cho chó ngậm một miếng vỏ cam. Sau đó chiếc xương sẽ bị tiêu mềm đi và từ từ trôi xuống. Tuy nhiên trong trường hợp chú chó nhà bạn bị hóc miếng xương to thì sẽ không áp dụng được phương pháp này.
Ngậm vitamin C
Nếu như không có vỏ cam, các bạn có thể cho chó ngậm vitamin C để thay thế. Phương pháp này thời gian tác dụng thường khá lâu. Hơn nữa cách này chỉ phù hợp với hóc xương cá (loại xương có kích thước nhỏ). Phương pháp này không có tác dụng đối với xương gà và xương lợn.
Nuốt cơm trắng
Nuốt cơm trắng: cách này không chỉ được áp dụng ở chó mà còn áp dụng cả ở người rất hiệu quả. Các bạn nắm 1 nắm cơm trắng vừa phải, sau đó cho cún nuốt nguyên cả nắm cơm đó. Khi nắm cơm trôi xuống sẽ kéo theo cả mảnh xương bị hóc xuống dưới dạ dày.
Nuốt rau
Nuốt rau: khi chó bị hóc xương, các bạn nên cho chúng ăn rau luộc (rau muống, rau cải…) Rau luộc phải để cọng dài, khi nuốt những sợi rau sẽ kéo theo mảnh xương xuống bên dưới.
Lưu ý là những biện pháp trên chỉ áp dụng cho chó bị hóc xương nhỏ và đơn giản. Nếu bé nhà bạn gặp tình huống bị hóc xương to và bị hóc sâu hơn thì bạn nên đem bé cún nhà bạn đến các cơ sở thú y gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và chữa trị.
Đưa chó tới cơ sở thú ý gần nhất
Nếu chú chó của bạn hóc xương lớn là các triệu chứng, biểu hiện hóc xương diễn ra phức tạp thì bạn cần phải đưa chúng đến cơ sở thú y gần nhất để được khám chữa. Tránh để lâu sẽ khiến sức khỏe của chú chó bị đe dọa.
Phòng tránh và chăm sóc chó bị hóc xương
Chủ quan trong việc cho chó ăn uống là sai lầm lớn của chủ nuôi. Đa số các trường hợp bị hóc xương là do chúng ăn phải cục xương to, cứng. Vì vậy khi cho chúng ăn, bạn phải băm nhỏ, làm mềm xương để chú chó dễ dàng thưởng thức.
Khi bữa ăn của chú chó bắt đầu, giám sát bên cạnh để chắc chắn chúng ăn chậm nhai kỹ. Tất nhiên không phải lúc nào bạn cũng giám sát chúng ăn. Những ngày đầu nuôi chó hãy cố gắng làm điều đó để tạo thói quen tốt cho chúng. Như vậy mới có thể giảm nguy cơ bị hóc xương và giúp hệ tiêu hóa của thú cưng hoạt động hiệu quả hơn.
Việc bổ sung những kiến thức xung quanh việc ăn uống của thú cưng nói chung và vấn đề chó bị hóc xương nói riêng là rất cần thiết đối với những người nuôi chó. Đặc biệt là đối với ai chưa có kinh nghiệm thì nên đọc để biết cách xử lý.
Ăn xương không chỉ cung cấp thêm canxi cho chúng, còn giúp cho hàm răng của cún thêm chắc khỏe. Vì vậy, các bạn không nên loại bỏ toàn bộ xương ra khỏi khẩu phần ăn của những chú chó.
Lưu ý khi cho chó ăn
- Tập luyện cho chúng ăn chậm và từ tốn ngay từ khi còn nhỏ. Điều này hạn chế việc hóc xương mà còn giúp hệ tiêu hóa của chúng hoạt động tốt hơn.
- Không nên cho cún ăn xương cá và xương gà. (2 loại xương này thường rất cứng, nhỏ) rất dễ bị hóc.
- Các bạn chỉ nên cho chó ăn xương heo (nên cho ăn xương ở phần sườn, xương ống – những phần này xương thường mềm và ít mảnh sắc nhọn).
- Các bạn có thể mua các chế phẩm từ xương như xương xay thành bột để cung cấp thêm canxi cho cún.
Lời kết
Để chăm sóc một chú chó tốt, các bạn nên tìm hiểu thật kỹ đặc tính và phương pháp chăm sóc chúng thật tốt.
Qua bài viết này, Thú y Nam An hy vọng các bạn sẽ có thêm kiến thức để phòng và chữa chó bị hóc xương đúng cách và hiệu quả.